Thuyết minh về chiếc nón lá
1. Với bài văn thuyết minh về chiếc nón lá thì bạn có thể mở bài theo những cách sau:
- Nếu vào một buổi chiều thu, bạn ghé thăm những làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thì bên cạnh những con sông uốn khúc quanh co, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những mái nhà san sát ấm cũng thân thương... là hình ảnh của người nông dân việt nam đặc biệt là người phụ nữ vừa đẹp đẽ, vừa gần gũi bên chiếc nón lá Việt Nam. Chiếc nón lá bao đời nay đã giúp che mưa, che nắng: Che cho mẹ ra đồng, che cho bà đi chợ, và che cho chị đi học... chính vì lẽ đó, chiếc nón đã trở nên thân thương gần gũi như một đồ vật không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam.
Hoặc bạn cũng có thể mở bài cho bài văn thuyết minh của mình theo mẫu sau:
- Người nước ngoài, mỗi khi vào việt nam đều bị ấn tượng với hình ảnh chiếc nón lá và tà áo dài. Họ thường chọn mua cho mình một vài chiếc nón như là quà lưu niệm đem về quê nhà. Chính vì lẽ đó, chiếc nón đã thay con người, trở thành một vị đại sứ du lịch giúp đưa văn hóa Việt Nam ra với bạn bè thế giới. Chiếc nón tuy giản gị đơn sơ là thế, nhưng ẩn chứa bên trong nó là cả ngàn năm văn hóa không gì có thể so sánh nổi. Hiểu về chiếc nón cũng chính là hiểu về lịch sử và con người Việt Nam.
2. Với phần thân của bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam thì bạn phải nói được những ý sau:
a. Nguồn gốc của chiếc nón.
bạn có thể viết một cách hồi tưởng:
- Có lần, tôi lấy chiếc nón của mẹ đội lên đầu. Chiếc nón tuy đã cũ nhưng vẫn thơm mùi lá. Tôi vừa thích thú, vừa khoái chí hỏi mẹ:
mẹ ơi, chiếc nón có từ bao giờ mẹ nhỉ?
mẹ tôi trả lời:
mẹ cũng không biết nữa, chỉ biết rằng, 2500 - 3000 năm trước công nguyên, chiếc nón ấy đã được chạm khắc trên chiếc trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịch. Chứng tỏ, chiếc nón đã ra đời, và tồn tại qua cả ngàn năm lịch sử giữ nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.
tôi lại thích thú hỏi mẹ:
thế bây giờ, thì người ta làm và bán nón lá ở đâu hở mẹ?
Ngày nay, có rất nhiều làng nghề truyền thống làm nón lá. Ở Huế, còn lại một số làng nghề truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), hay Phủ Cam... Và ở miền bắc có một làng nghề rất nổi tiếng về làm nón lá đó là Nghĩa Châu (Nghĩa Hưng, Nam Định). Những chiếc nón tinh xảo, công phu được sản xuất ra ở nơi đây đủ làm nao lòng bất cứ vị khách du lịch nào ghé thăm.
b. Nguyên liệu và cách làm nón lá.
Chiếc nón lá nhìn đơn giản và gọn gàng là thế, nhưng để làm ra nó đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều những kỹ năng của người nghệ nhân. Nón lá thì thường được làm bằng lá cọ. Công đoạn chọn lá cũng rất công phu tỉ mỉ. Lá phải vừa độ non, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh dịu mắt. Không được chọn những chiếc lá quá già vì như thế lá dễ bị rách. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nhiều nắng cho khô, bền và giữ được màu lâu. Nếu về nhiều làng nghề nón lá, bạn sẽ thấy những con đường phủ đầy lá 2 bên. Sau công đoạn phơi, người ta sẽ phải sấy lưu huỳnh cho lá thật trắng. Lá càng trắng, thì sẽ càng bán được giá cao vì những chiếc lá trắng sẽ được sử dụng cho những chiếc nón tinh xảo và đẹp nhất. Cuối cùng, những chiếc lá được là phẳng bằng nhiệt để không bị quăn queo và có thể loại bỏ những chiếc lá rách
Ngoài lá người làm nón cũng phải chuẩn bị vành nón. Vành nón được tạo ra từ những thanh lứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, từng thanh nứa được trẻ nhỏ, và chuốc (vót) thật tròn. Sau đó uốn lại thành từng vòng tròn nhỏ tra vào khuân nón. Càng những vành ở trên thì càng đòi hỏi phải thật nhỏ vì chỉ như thế mới có thể khoanh vào khuân. Những vành dưới thì to hơn và bánh kính cũng to dần lên. Những chiếc nón đẹp nhất, đòi hỏi những chiếc vành nón phải đều tăm tắp, không có chỗ nào méo mó, sộc lệch. Mỗi chiếc nón sẽ có 14 hoặc 16 vành tùy vào từng làng nghề.
Sau công đoạn cho vành vào khuôn, là công đoạn xếp lá. Với chiếc nón bài thơ xứ huế, thì sẽ được xếp hai lớp lá mỏng, còn với những chiếc nón miền bắc thì giữa 2 lớp lá còn một lớp mo tre, hoặc mo lứa ở giữa. Lớp mo này được người ra bóc ra từ những cây tre hoặc lứa sau đó cho vào nón lá để tạo ra một lớp ngăn nước, ngăn nắng chiếu qua. Công đoạn này đòi hỏi người nghệ nhân phải thật tinh tường, không được để cho các lớp lá xộc xệch, xếp lộn xộn hoặc để hở lá.
Khâu nón (hay chằm nón, hay đan nón).
Sau khi đã có một bộ khung được sắp xếp hoàn hảo. Người nghệ nhân sẽ dùng kim và cước (mỏng như sợi chỉ nhưng bản chất cước là một loại ni nông tổng hợp) để khâu nón. Những đường kim lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt vành và lá lại với nhau, để khi gỡ khung ra chúng sẽ trở thành một khối bền, không bị biến dạng. Công đoạn khâu này đòi hỏi phải rất tỉ mỉ. Những mũi kim phải đều, phải bám sát vào từng vành nón để đảm bảo độ tròn, đẹp. Với những người chưa khâu bao giờ thì thật là khó khăn. Những mũi kim sắc nhọn sẽ chọc vào đầu ngón tay, kẽ móng tay bất cứ lúc nào nếu không để ý. Thế nhưng, với những người nghệ nhân lâu năm họ có một cảm giác rất tuyệt vời, hiếm khi có mũi kim nào có thể đâm vào tay họ cho dù các động tác cứ nhanh nhẹn, liến thoáng..
c, Tác dụng của chiếc nón.
Không còn nghi ngờ gì nữa về tác dụng của chiếc nón lá. Khắp từ nam ra bắc, đó là vật che mua che nắng, là vật bất li thân của các bà, các mẹ các chị. Chiếc nón không chỉ dùng để đội đầu, mà nó còn là chiếc quạt cho những ngày hè nắng nóng. Ngày nay, trong thế giới hiện đại, thì chiếc nón lại hóa thành một vật dụng xinh xắn, giúp các thiếu nữ làm duyên, tăng thêm nét nữ tính và giản dị của người phụ nữ. Chiếc nón còn đi vào nghệ thuật, trở thành đề tài cho thi ca, hội họa, nghệ thuật múa hay nghệ thuật sắp xếp đương đại.
Chiếc nón nghệ thuật, chiếc nón tình người đã mang giá trị vươn đi rất xa khi trở thành một trong những biểu tượng cho con người Việt Nam đối với khách du lịch.
d, bảo quản.
Để chiếc nón được đẹp và bền lâu, thì nên được giữ gìn cẩn thận. Treo cao để tránh ẩm mốc. Sau mỗi lần đi mưa, thì phải giũ sạch nước sau đó treo lên; hoặc hạn chế đi mưa để tránh làm ố, hoặc mốc nón.
3. Kết luận
Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa. Chiếc nón, với những giá trị và công dụng của nó xứng đáng là một trong những biểu tượng truyền thống cho con người và đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin khác về chiếc nón tại các bài đăng khác của blog
b. Nguyên liệu và cách làm nón lá.
Chiếc nón lá nhìn đơn giản và gọn gàng là thế, nhưng để làm ra nó đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều những kỹ năng của người nghệ nhân. Nón lá thì thường được làm bằng lá cọ. Công đoạn chọn lá cũng rất công phu tỉ mỉ. Lá phải vừa độ non, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh dịu mắt. Không được chọn những chiếc lá quá già vì như thế lá dễ bị rách. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nhiều nắng cho khô, bền và giữ được màu lâu. Nếu về nhiều làng nghề nón lá, bạn sẽ thấy những con đường phủ đầy lá 2 bên. Sau công đoạn phơi, người ta sẽ phải sấy lưu huỳnh cho lá thật trắng. Lá càng trắng, thì sẽ càng bán được giá cao vì những chiếc lá trắng sẽ được sử dụng cho những chiếc nón tinh xảo và đẹp nhất. Cuối cùng, những chiếc lá được là phẳng bằng nhiệt để không bị quăn queo và có thể loại bỏ những chiếc lá rách
Ngoài lá người làm nón cũng phải chuẩn bị vành nón. Vành nón được tạo ra từ những thanh lứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, từng thanh nứa được trẻ nhỏ, và chuốc (vót) thật tròn. Sau đó uốn lại thành từng vòng tròn nhỏ tra vào khuân nón. Càng những vành ở trên thì càng đòi hỏi phải thật nhỏ vì chỉ như thế mới có thể khoanh vào khuân. Những vành dưới thì to hơn và bánh kính cũng to dần lên. Những chiếc nón đẹp nhất, đòi hỏi những chiếc vành nón phải đều tăm tắp, không có chỗ nào méo mó, sộc lệch. Mỗi chiếc nón sẽ có 14 hoặc 16 vành tùy vào từng làng nghề.
Sau công đoạn cho vành vào khuôn, là công đoạn xếp lá. Với chiếc nón bài thơ xứ huế, thì sẽ được xếp hai lớp lá mỏng, còn với những chiếc nón miền bắc thì giữa 2 lớp lá còn một lớp mo tre, hoặc mo lứa ở giữa. Lớp mo này được người ra bóc ra từ những cây tre hoặc lứa sau đó cho vào nón lá để tạo ra một lớp ngăn nước, ngăn nắng chiếu qua. Công đoạn này đòi hỏi người nghệ nhân phải thật tinh tường, không được để cho các lớp lá xộc xệch, xếp lộn xộn hoặc để hở lá.
Khâu nón (hay chằm nón, hay đan nón).
Sau khi đã có một bộ khung được sắp xếp hoàn hảo. Người nghệ nhân sẽ dùng kim và cước (mỏng như sợi chỉ nhưng bản chất cước là một loại ni nông tổng hợp) để khâu nón. Những đường kim lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt vành và lá lại với nhau, để khi gỡ khung ra chúng sẽ trở thành một khối bền, không bị biến dạng. Công đoạn khâu này đòi hỏi phải rất tỉ mỉ. Những mũi kim phải đều, phải bám sát vào từng vành nón để đảm bảo độ tròn, đẹp. Với những người chưa khâu bao giờ thì thật là khó khăn. Những mũi kim sắc nhọn sẽ chọc vào đầu ngón tay, kẽ móng tay bất cứ lúc nào nếu không để ý. Thế nhưng, với những người nghệ nhân lâu năm họ có một cảm giác rất tuyệt vời, hiếm khi có mũi kim nào có thể đâm vào tay họ cho dù các động tác cứ nhanh nhẹn, liến thoáng..
c, Tác dụng của chiếc nón.
Không còn nghi ngờ gì nữa về tác dụng của chiếc nón lá. Khắp từ nam ra bắc, đó là vật che mua che nắng, là vật bất li thân của các bà, các mẹ các chị. Chiếc nón không chỉ dùng để đội đầu, mà nó còn là chiếc quạt cho những ngày hè nắng nóng. Ngày nay, trong thế giới hiện đại, thì chiếc nón lại hóa thành một vật dụng xinh xắn, giúp các thiếu nữ làm duyên, tăng thêm nét nữ tính và giản dị của người phụ nữ. Chiếc nón còn đi vào nghệ thuật, trở thành đề tài cho thi ca, hội họa, nghệ thuật múa hay nghệ thuật sắp xếp đương đại.
Chiếc nón nghệ thuật, chiếc nón tình người đã mang giá trị vươn đi rất xa khi trở thành một trong những biểu tượng cho con người Việt Nam đối với khách du lịch.
d, bảo quản.
Để chiếc nón được đẹp và bền lâu, thì nên được giữ gìn cẩn thận. Treo cao để tránh ẩm mốc. Sau mỗi lần đi mưa, thì phải giũ sạch nước sau đó treo lên; hoặc hạn chế đi mưa để tránh làm ố, hoặc mốc nón.
3. Kết luận
Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa. Chiếc nón, với những giá trị và công dụng của nó xứng đáng là một trong những biểu tượng truyền thống cho con người và đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin khác về chiếc nón tại các bài đăng khác của blog
Thuyết minh về chiếc nón lá
Reviewed by Vũ Trọng Hiệp
on
2:42 AM
Rating:
No comments: